Trong khuôn khổ Hội thảo “Doanh nghiệp công nghệ số thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn” diễn ra ngày 22/11, NextX đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác thúc đẩy chuyển đổi số TT&TT và sở NN&PTNT, Sở NN&PTNT tỉnh Đồng Tháp.
Sự kiện do Cục Công nghiệp Công nghệ thông tin và Truyền thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Đồng Tháp tổ chức với 2 nội dung trọng tâm: Thị trường và nhu cầu chuyển đổi số trong nông nghiệp, nông thôn; sản phẩm, giải pháp công nghệ số thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn.
Đồng Tháp xem chuyển đổi số là động lực để phát triển
Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp Công nghệ thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Tuyên cho biết, chuyển đổi số nông nghiệp là quá trình ứng dụng các công nghệ kỹ thuật số từ sản xuất đến chế biến, phân phối, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Điểm khác biệt cơ bản giữa nông nghiệp số và nông nghiệp truyền thống là ở việc áp dụng công nghệ kỹ thuật số như dữ liệu lớn (big data), internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI)… vào toàn bộ hoạt động của ngành, làm thay đổi cách thức quản lý, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm từ truyền thống sang hiện đại và thông minh…
Để đem lại những giải pháp công nghệ ứng dụng hiệu quả, giải quyết bài toán đặc thù trong các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực nông nghiệp thì vai trò của doanh nghiệp công nghệ số tại Việt Nam rất quan trọng. Các doanh nghiệp này đã và đang tiếp tục cho ra đời nhiều sản phẩm, giải pháp hữu ích như: Giải pháp nền tảng IoT hỗ trợ doanh nghiệp quản lý môi trường, vận hành và giám sát quá trình nuôi, trồng; hệ sinh thái nông nghiệp số cung cấp sản phẩm, giải pháp tích hợp giúp kết nối trực tiếp nông dân với người tiêu dùng; ứng dụng công nghệ data analytics (phân tích dữ liệu) vào phân tích và quản lý.
Những sản phẩm, giải pháp này không chỉ góp phần nâng cao sản lượng, chất lượng nông sản mà còn giúp nông nghiệp phát triển bền vững, hướng tới mục tiêu tăng trưởng xanh, tăng trưởng bao trùm.
Nền tảng mở – Chuyển đổi số kết nối doanh nghiệp địa phương.
Ông Huỳnh Minh Tuấn – Phó Chủ tịch UBND tỉnh chia sẻ, Đồng Tháp đã có và đang đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong nông nghiệp. Vì vậy, tỉnh rất cần sự đồng hành của các doanh nghiệp cung cấp công nghệ.
Sở NN&PTNT cho biết, tỉnh đang phát triển nền tảng chuyển đổi số nông nghiệp. Bất cứ doanh nghiệp công nghệ nào có sản phẩm phù hợp về IoT, tự động hóa bán hàng, Blockchain, truy xuất nguồn gốc nông sản đều có thể tham gia.
Lãnh đạo các ngành chuyên môn, doanh nghiệp công nghệ số đã trình bày nhiều tham luận như: Nền tảng mở chuyển đổi số kết nối doanh nghiệp địa phương; Nông nghiệp số trong nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam; các bài toán cần sự vào cuộc của doanh nghiệp công nghệ số thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn tại Đồng Tháp; giải pháp như phần mềm CRM phục vụ phát triển bền vững kinh tế hộ nông dân hợp tác xã; …
Tại hội thảo, NextX – Ông Trần Quang Cường đã trình bày giới thiệu giải pháp nền tảng mở chuyển đổi số kết nối doanh nghiệp địa phương.
Trong khuôn khổ sự kiện, Sở NN&PTNT, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Đồng Tháp đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác với 6 đơn vị cung cấp giải pháp chuyển đổi số, phát triển nông nghiệp, nông thôn số. NextX tự hào là 1 trong 6 doanh nghiệp tiêu biểu ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác thúc đẩy chuyển đổi số với sở TT&TT và sở NN&PTNT tỉnh Đồng Tháp.
Chia sẻ về định hướng trong thời gian tới, ông Cường bày tỏ mong muốn các địa phương tạo điều kiện để các cá nhân, doanh nghiệp tiếp cận, tăng tốc theo đúng lộ trình chuyển đổi số của quốc gia. Mục tiêu của NextX là đồng hành cùng ngành Nông nghiệp trong hành trình chuyển đổi số, đến năm 2025 hình thành không gian nông nghiệp số.
Chuyển đổi số là điều tất yếu
Với các giải pháp được trình bày, cho thấy chuyển đổi số là tất yếu để phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn và luôn có sự đồng hành của các doanh nghiệp về công nghệ.
Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Huỳnh Minh Tuấn, Đồng Tháp đã xây dựng một số mô hình ứng dụng công nghệ số tiêu biểu trong nông nghiệp như: Sử dụng máy bay không người lái để phun thuốc trừ sâu; ứng dụng bẫy đèn thông minh để dự báo sâu rầy; ứng dụng ảnh viễn thám để xác định diện tích cây trồng; hệ thống bơm tưới tự động…
Tuy nhiên, đây mới chỉ là bước khởi đầu, còn khá rời rạc trong chuỗi sản xuất, phân phối và tiêu dùng sản phẩm nông nghiệp, rất cần sự tham gia tư vấn, cung cấp giải pháp về phát triển nông nghiệp, nông thôn của doanh nghiệp.